Những dấu hiệu nhiễm bụi trong không khí
Ngày đăng: 24/12/2020 09:10

Những dấu hiệu nhiễm bụi trong không khí

Hiện tượng bụi mịn có trong không khí tăng gấp bốn lần so với mức độ cho phép hiện nay, khiến chúng gây ra nhiều tác hại đến đường hô hấp cho con người nói chung và những bệnh liên quan đến tai mũi họng nói riêng.

Dấu hiệu nhiễm bụi trong không khí

Bụi mịn trong không khí có thể xâm nhập vào cơ thể con người với kích thước siêu nhỏ của chúng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bất cứ lúc nào hơn là những chất ô nhiễm khác, dù ở nồng độ rất thấp cũng thế.

Bụi trong không khí ô nhiễm xâm nhập cơ thể con người qua đường da, niêm mạc, mũi làm hại đến các cơ quan như mạch máu, lá lách, tủy xương,… trong đó hệ tim mạch và hệ hô hấp là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Các nghiên cứu của nhà khoa học cho rằng bụi có trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp ở mức cấp tính, mãn tính. Khi con người bị nhiễm bụi trong không khí sẽ có các biểu hiện như ho, sổ mũi, nhức đầu, viêm xoang, khò khè, nặng hơn có thể sẽ bị viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những bệnh viêm xoang sẽ làm ảnh hưởng đến các bệnh liên quan đến tai, họng và có các triệu chứng như đau rát, ngứa họng, viêm họng. Còn bị viêm xoang sẽ làm tắc nghẽn vòi nhĩ, làm gia tăng những bệnh lý về tai.

Bụi xâm nhập sâu vào trong cơ thể con người sẽ làm khó thở, nhất là những người mắc bệnh phổi sẽ rất nguy hiểm, hen phế quản hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Việc tiếp xúc với những hạt bụi mịn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong thời gian ngắn ở mắt, họng, mũi, phổi, tiếp xúc lâu dài sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn như bị viêm phế quản mạn tính, làm suy giảm chức năng làm việc của phổi, làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim và ung thư phổi, thúc đẩy sự phát triển bệnh xơ gan, tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và làm rối loạn chức năng, tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nhiễm bụi trong không khí ở một số khu vực

Nếu con người thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí và có nhiều bụi sẽ làm tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi hành vi, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của con người, gây rối loạn tâm lý, mất cảm giác khỏe mạnh, dễ cáu gắt, nổi nóng.

Cách phòng ngừa và làm giảm tác động của bụi trong không khí

+ Đeo khẩu trang chuyên dụng, có nguồn gốc rõ ràng, có uy tín, có hóa đơn nhập khẩu chính hãng. Khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, đi ngoài đường nhiều nên đeo khẩu trang đúng cách. Ngoài ra bạn còn cần chú ý đến chế độ ăn uống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để làm giảm những tác nhân gây bệnh cho con người, những lợi ích mà không khí trong lành mang lại cho con người.

+ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

+ Tránh những khu vực bị ô nhiễm, nên sống ở những nơi có nhiều cây xanh, nơi thoáng mát.

+ Hạn chế đeo kính áp tròng vì những hạt bụi có thể bị kẹt giữa mắt kính và con ngươi, dễ dẫn đến làm hỏng giác mạc.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là với những trẻ em có sức đề kháng kém, tai mũi họng dễ mẫn cảm và bị dị ứng, nên bạn tránh tiếp xúc nhiều với khói thuốc, bụi bẩn.

+ Thường xuyên rửa tay với xà phòng và uống đủ nước.

+ Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để mũi có khả năng lọc bụi tốt, cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi.

Nhiễm bụi trong không khí do kẹt xe

+ Khuyến khích người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng và những phương tiện có sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, hạn chế dùng bếp củi, đốt vàng mã,…

+ Ăn uống điều độ và giữ vệ sinh đúng cách để nâng cao sức đề kháng.

+ Ăn nhiều rau xanh, những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, vitamin A, vitamin C,… để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, hình thành và duy trì lớp niêm mạc cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, chống lại những tổn thương cho tế bào, tăng sự cung cấp cho tế bào.

Khi con người tiếp xúc nhiều với bụi trong không khí sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tác động tiêu cực đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và những bệnh lý về tim mạch. Do đó con người cần phải bảo vệ sức khỏe, thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 

Những dấu hiệu nhiễm bụi trong không khí
Ngày đăng: 24/12/2020 09:10

Những dấu hiệu nhiễm bụi trong không khí

Hiện tượng bụi mịn có trong không khí tăng gấp bốn lần so với mức độ cho phép hiện nay, khiến chúng gây ra nhiều tác hại đến đường hô hấp cho con người nói chung và những bệnh liên quan đến tai mũi họng nói riêng.

Dấu hiệu nhiễm bụi trong không khí

Bụi mịn trong không khí có thể xâm nhập vào cơ thể con người với kích thước siêu nhỏ của chúng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bất cứ lúc nào hơn là những chất ô nhiễm khác, dù ở nồng độ rất thấp cũng thế.

Bụi trong không khí ô nhiễm xâm nhập cơ thể con người qua đường da, niêm mạc, mũi làm hại đến các cơ quan như mạch máu, lá lách, tủy xương,… trong đó hệ tim mạch và hệ hô hấp là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Các nghiên cứu của nhà khoa học cho rằng bụi có trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp ở mức cấp tính, mãn tính. Khi con người bị nhiễm bụi trong không khí sẽ có các biểu hiện như ho, sổ mũi, nhức đầu, viêm xoang, khò khè, nặng hơn có thể sẽ bị viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những bệnh viêm xoang sẽ làm ảnh hưởng đến các bệnh liên quan đến tai, họng và có các triệu chứng như đau rát, ngứa họng, viêm họng. Còn bị viêm xoang sẽ làm tắc nghẽn vòi nhĩ, làm gia tăng những bệnh lý về tai.

Bụi xâm nhập sâu vào trong cơ thể con người sẽ làm khó thở, nhất là những người mắc bệnh phổi sẽ rất nguy hiểm, hen phế quản hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Việc tiếp xúc với những hạt bụi mịn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong thời gian ngắn ở mắt, họng, mũi, phổi, tiếp xúc lâu dài sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn như bị viêm phế quản mạn tính, làm suy giảm chức năng làm việc của phổi, làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim và ung thư phổi, thúc đẩy sự phát triển bệnh xơ gan, tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và làm rối loạn chức năng, tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nhiễm bụi trong không khí ở một số khu vực

Nếu con người thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí và có nhiều bụi sẽ làm tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi hành vi, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của con người, gây rối loạn tâm lý, mất cảm giác khỏe mạnh, dễ cáu gắt, nổi nóng.

Cách phòng ngừa và làm giảm tác động của bụi trong không khí

+ Đeo khẩu trang chuyên dụng, có nguồn gốc rõ ràng, có uy tín, có hóa đơn nhập khẩu chính hãng. Khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, đi ngoài đường nhiều nên đeo khẩu trang đúng cách. Ngoài ra bạn còn cần chú ý đến chế độ ăn uống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để làm giảm những tác nhân gây bệnh cho con người, những lợi ích mà không khí trong lành mang lại cho con người.

+ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

+ Tránh những khu vực bị ô nhiễm, nên sống ở những nơi có nhiều cây xanh, nơi thoáng mát.

+ Hạn chế đeo kính áp tròng vì những hạt bụi có thể bị kẹt giữa mắt kính và con ngươi, dễ dẫn đến làm hỏng giác mạc.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là với những trẻ em có sức đề kháng kém, tai mũi họng dễ mẫn cảm và bị dị ứng, nên bạn tránh tiếp xúc nhiều với khói thuốc, bụi bẩn.

+ Thường xuyên rửa tay với xà phòng và uống đủ nước.

+ Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để mũi có khả năng lọc bụi tốt, cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi.

Nhiễm bụi trong không khí do kẹt xe

+ Khuyến khích người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng và những phương tiện có sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, hạn chế dùng bếp củi, đốt vàng mã,…

+ Ăn uống điều độ và giữ vệ sinh đúng cách để nâng cao sức đề kháng.

+ Ăn nhiều rau xanh, những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, vitamin A, vitamin C,… để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, hình thành và duy trì lớp niêm mạc cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, chống lại những tổn thương cho tế bào, tăng sự cung cấp cho tế bào.

Khi con người tiếp xúc nhiều với bụi trong không khí sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tác động tiêu cực đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và những bệnh lý về tim mạch. Do đó con người cần phải bảo vệ sức khỏe, thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.